Phía Malaysia cho biết họ đang tiến hành điều tra và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng được cho biết đã cử đặc vụ và chuyên viên kỹ thuật đến hỗ trợ. Trong khi đó, hiện Việt Nam vẫn đang rất nỗ lực cùng với các nước khác hỗ trợ Malaysia tìm kiếm chiếc máy bay của họ.
Tại cuộc họp báo sáng 9/3 do Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu chủ trì, ông Đinh Việt Thắng, Cục phó Cục Hàng không VN cho biết, việc đánh giá tình huống may bay rất chậm, đến 8h sáng ngày 8/3 phía Malaysia mới xác định thông tin tìm kiếm nguy cấp (trong khi chiếc máy bay mất tích khoảng 2h40 phút sáng – PV). Phó giám đốc Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Trần Hải Triều cho biết, tại hiện trường có tàu HQ954 và HQ637, 2 tàu cảnh sát biển và 1 tàu kiểm ngư. Tàu 413 của Trung tâm cứu nạn đã chỉ huy phân công các vùng tìm kiếm.
Đường bay của chuyến bay mất tích. (ảnh AFP).
|
Nhận định về mức độ an toàn của Beoing 777, ông Đinh Đức Tuấn - Phó ban An toàn bay của Vietnam Airlines (Cơ trưởng, Đoàn phó Đoàn bay 919), người đã trực tiếp lái máy bay này cho biết: Boeing 777 được chế tạo bay trong điều kiện thời tiết phức tạp, kể cả giông bão, trong khi thời tiết hôm đó không có dấu hiệu bất thường. Máy bay lại có 2 động cơ, trong trường hợp 2 động cơ cùng chết một lúc, với điều kiện thời tiết này máy bay vẫn có thể lướt được 20 phút với vận tốc 20 dặm/giờ, tổ lái hoàn toàn có thể ứng xử liên lạc và tuyên bố khẩn nguy. Việc không có một dấu hiệu liên lạc nào của máy bay này dấy lên nhiều nghi vấn.
Phía Malaysia cũng cho biết đang tiến hành điều tra về các hành khách nghi vấn đi trên chiếc máy bay mất tích. Theo Bộ trưởng Giao thông Malaysia , Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang giúp xác định nhân thân những đối tượng đánh cắp hộ chiếu để có mặt trên chiếc máy bay này. Một người Austria tên là Christian Kozel đã bị đánh cắp hộ chiếu ở Thái Lan năm 2012, trong khi một người Italia khác, Luigi Maraldi cũng đã bị mất cắp năm ngoái, cũng ở Thái Lan, một thông báo chính thức cho biết. Dù có tên trong danh sách hành khách, cả 2 người này đều không ở trên chuyến bay.
Bộ trưởng ngoại giao Malaysia Anifah Aman. (ảnh: AFP).
|
Trước đó, khi được hỏi về khả năng khủng bố, Channel NewsAsia dẫn lời Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết: "Chúng tôi đang tìm kiếm tất cả các khả năng, nhưng vẫn quá sớm để kết luận” .
Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Singapore đã đưa tàu và máy bay tìm kiếm, cũng như hải quân Mỹ đã gửi một máy bay giám sát và một tàu khu trục mang theo 2 trực thăng đến hỗ trợ.
Hơn 30 giờ đồng hồ sau khi bị mất liên lạc, lo ngại về số phận của chiếc máy may MH 370 vẫn đang ở mức cao. Một số nhà chức trách ở Đông Nam Á cho biết vẫn chưa có dấu hiệu nào của chiếc máy bay sau nhiều nỗ lực tìm kiếm trên biển.
Trong một thông báo phát ra hôm thứ 7, Malaysia Airlines cho biết đang lo sợ khả năng xấu nhất cho số phận chiếc máy bay mất tích và đang làm việc với lực lượng đặc nhiệm xử lý khủng hoảng của Mỹ.
Tàu Việt
Một phụ nữ lau nước mắt sau khi bước ra khỏi khu vực hỗ trợ dành cho gia đình hành khách trên chuyến bay tại sân bay Kuala Lumpur. (ảnh AP/Lai Seng Sin).
|
Tuy nhiên, ông Azharuddin Abdul Rahman của Cục Hàng không dân dụng Malaysia cho biết, ông ta không thể xác nhận về sự tồn tại của các vệt dầu loang. Công tác tìm kiếm vẫn được tiến hành từ đêm qua cho tới sáng nay. "Chúng tôi vẫn không thể xác định vị trí hay nhìn thấy bất cứ dấu hiệu gì"- Ông này cho hay. Trả lời về những hộ chiếu bị đánh cắp, ông này cho biết họ đang tiến hành điều tra, tuy nhiên từ chối cung cấp thêm chi tiết.
Malaysia Airlines đã phải đối mặt với một vài tai nạn trong quá khứ. Tai nạn thảm khốc nhất xảy ra năm 1977, khi 93 người thiệt mạng trong một vụ cướp, dẫn đến tai nạn tại phía Nam Malaysia.
Chính phủ Malaysia trân trọng sự hỗ trợ và hợp tác của 5 quốc gia: Việt Nam , Trung Quốc , Philippines , Singapore và Mỹ trong việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Bộ trưởng ngoại giao Malaysia Anifah Aman cho biết, ông đã liên lạc với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam , Singapore và Philippines để tìm kiếm sự hỗ trợ. Ông này cũng cho biết Chính phủ Malaysia cũng chờ đợi và hoan nghênh những hỗ trợ tương tự từ các quốc gia và tổ chức quốc tế khác trong nỗ lực tìm kiếm cứu nạn.
Thông tin trực tiếp từ Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không Việt Nam (Cục Hàng không Việt Nam), đến 11h sáng nay 9/3 đã có 6 quốc gia tham gia tìm kiếm máy bay bị mất tích gồm Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc và Mỹ. Đã có 13 tàu bay và 29 tàu biển tham gia tìm kiếm ở khu vực được cho là máy bay mất tích. Sáng nay, 3 tàu bay AN26 của Việt Nam đã cất cánh, dự kiến Mỹ sẽ cử một tàu bay trinh sát dọc ku vực, Trung Quốc dự kiến cũng điều 2 tàu bay tham gia vào tìm kiếm. Các tàu bay của Việt |
Siết chặt an ninh hàng không trong nước Ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho hay, đã chính thức đề nghị, triển khai áp dụng các biện pháp đảm bảo an ninh cấp độ 1 trong khai thác bay. Áp dụng 1 loạt các biện pháp an toàn an ninh ở cấp độ cao nhất với mạng bay Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố mặt đất, sân bay cửa ngõ. Theo ông Minh, hiện hành khách đi lại, hành lý trao đổi ở các chuyến bay chuyển tiếp cần phải có biện pháp siết chặt. “Chúng ta đã có kinh nghiệm kiểm soát an ninh với tất cả hành khách đi và đến xuất phát từ Việt Nam nhưng những chuyến bay quá cảnh thì cần phải có biện pháp đặt biệt”. Chỉ huy cuộc họp tại Sở chỉ huy trưa nay, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu yêu cầu các đơn vị trong ngành hàng không thực hiện nghiêm đảm bảo an toàn hàng không. “Các đơn vị phải bố trí lực lượng như công tác soi chiếu, công tác kiểm soát. Phải triển khai cả phương án đến sân bay trong ngày hôm nay, các đài chỉ huy đơn vị ở Cà Mau, Phú Quốc vì hôm nay tàu bay các nước sẽ vào rất đông kể cả Mỹ và Trung Quốc. Tổng số ngày hôm nay sẽ có hơn 10 chiếc máy bay bay trong khu vực này chưa kể tàu, mật độ rất dày đặc. Đề nghị quản lý bay tiếp tục vai trò là đơn vị chủ trì điều phối, điều hành, chỉ huy với các tàu bay kể cả của nước ngoài”, ông Tiêu yêu cầu. (PV) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét